Kinh doanh đa cấp xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1999. Nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với bán hàng truyền thống. Tuy nhiên hiện nay, có nhiều mô hình đa cấp đã bị biến tướng. Vì vậy, cần tỉnh táo để phân biệt thật giả giữa các doanh nghiệp đa cấp.
1. Đặc điểm của kinh doanh đa cấp ở Việt Nam
- Là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa
- Người tham gia tiếp thị hàng hóa ở nơi ở, làm việc của người tiêu dùng
- Các nhà tiếp thị, nhà phân phối mang trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng
- Người tham gia được hưởng lợi ích từ việc bán hàng và tạo lập mạng lưới bán hàng bằng việc trả tiền hoa hồng.
>>Xem thêm: Kinh doanh đa cấp cần những điều kiện gì?
2. Vai trò của kinh doanh đa cấp
Bán hàng đa cấp có vai trò quan trọng đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể là:
- Đối với doanh nghiệp:
– Xây dựng được thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực là các nhà phân phối với quy mô rộng lớn.
– Tiết kiệm được nhiều chi phí trong các vấn đề như: Quảng cáo, thuê nhân công, tiền sân bãi, mặt bằng kinh doanh,…
– Được nhiều người biết đến hệ thống tiếp thị, người tiêu dùng rộng rãi.
- Đối với người tiêu dùng
– Tiết kiệm được thời gian và công sức, không phải đi ra ngoài mua hàng mà chỉ cần chờ nhà phân phối mang sản phẩm đến
– Giá thành sản phẩm rẻ hơn ở ngoài
– Được yên tâm về chất lượng sản phẩm, không sợ hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc và xuất xứ.
– Ngoài việc là người tiêu dùng, bạn còn có thể trở thành nhà phân phối và tiếp thị sản phẩm. Tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.
3. Thực trạng của kinh doanh đa cấp Việt Nam
- Đầu thế kỉ 21, bắt đầu vào thị trường Việt Nam
- Ngày 31/03/2010, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam (Vietnam MLMA) chính thức ra mắt tại Hà Nội.
- Hết năm 2012, đã có 78 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đăng ký kinh doanh tại Việt Nam
- Có tới 90% DN hoạt động trong lĩnh vực KDĐC là kinh doanh thực phẩm chức năng, bên cạnh đó là các mặt hàng mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm, quần áo thời trang, đồ gia dụng, dụng cụ thể dục thể thao, thiết bị vật lý trị liệu.
Đánh giá ưu điểm của bán hàng đa cấp:
- Người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và đảm bảo an toàn
- Góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho xã hội
- Hạn chế nạn hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng trên thị trường
Đánh giá nhược điểm:
- Thông tin thị trường thiếu hoặc bị sai lệch
- Việc quản lý thị trường đa cấp còn lỏng lẻo và nhiều bất cập
- Nhiều công ty đa cấp biến tướng xuất hiện, lừa đảo gây mất lòng tin của nhân dân.
4. Dấu hiệu nhận biết kinh doanh đa cấp biến tướng
4.1 Đối tượng
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lừa đảo đã núp bóng dưới phương thức kinh doanh đa cấp như công ty Vinalink lừa đảo. Các đối tượng mà chúng hướng đến là:
- Sinh viên mới từ quê lên nhẹ dạ cả tin, mong muốn làm giàu
- Nhân viên văn phòng mong muốn tìm thêm công việc linh động về thời gian để kiếm thêm thu nhập
- Những bà mẹ bỉm sữa
- Những người trung niên, người về hưu,…
4.2 Dấu hiệu
Việc kinh doanh lừa đảo này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cũng như an toàn xã hội. Đặc biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các doanh nghiệp đa cấp chân chính. Để tránh xa những doanh nghiệp lừa đảo, người tiêu dùng và người tham gia kinh doanh cần lưu ý đối với những doanh nghiệp có những biểu hiện như sau:
- Không được cấp phép giấy chứng nhận bán hàng đa cấp
- Sử dụng mô hình bán hàng đa cấp để huy động vốn, tiền ảo
- Không tập trung vào bán hàng hóa, thậm chí không có hàng hóa để bán mà đó chỉ là công cụ để trưng bày; lôi kéo người tham gia
- Dụ dỗ, hứa hẹn những khoản lợi nhuận khổng lồ; những cơ hội làm giàu nhanh chóng và hiệu quả
- Yêu cầu, dụ dỗ hoặc ép buộc những người tham gia phải nộp tiền cho họ
- Thông tin gian dối về tiền thưởng, hoa hồng
- Người tham gia mạng lưới không phải hưởng lợi ích từ việc bán sản phẩm mà là từ việc lôi kéo người khác tham gia vào mạng lưới. Lợi nhuận không phát sinh từ hoạt động bán hàng mà là từ tuyển dụng người tham gia.
- Công ty khuyến khích, hoặc đào tạo người tham gia tuyển người khác vào mạng lưới và hứa trả hoa hồng khi tuyển được người.
- Công ty cung cấp hàng hóa tuy nhiên hàng hóa đó chất lượng kém hoặc không có giá trị sử dụng để bán cho người tiêu dùng.
- Người trong công ty bán hàng đa cấp hướng dẫn bạn cách vay tiền để mua sản phẩm hoặc vay tiền để đóng phí tham gia mạng lưới.
- Công ty bán hàng đa cấp buộc và hối thúc người tham gia mua hàng để bán dù biết hàng hóa đó khó tiêu thụ, không thể bán ra thị trường để thu hồi vốn.
5. Cách khắc phục
Để cải thiện tình trạng đa cấp lừa đảo cũng như giúp các doanh nghiệp chân chính; người tiêu dùng cảnh giác trước những công ty đó thì:
- Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được kinh doanh đối với mặt hàng hàng hóa, phải đăng ký hợp pháp (đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động) với Bộ Công thương và chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động.
- Tăng chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm pháp luật
- Trước khi tham gia vào công ty nào thì cần tìm hiểu thật kỹ về công ty đó
- Các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính cần chủ động công tác tuyên truyền và phối hợp với hiệp hội để tuyên truyền cho người tham gia và người tiêu dùng phân biệt rõ các quy định pháp luật và các mô hình biểu hiện bất chính
- Có sự đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo để kịp thời thông tin và phát hiện các trường hợp sai phạm, các cá nhân bất tuân gây ảnh hưởng đến bản chất và giá trị của ngành bán hàng đa cấp. từ đó kiến nghị và phối hợp với cơ quan chức năng xem xét xử lý đảm bảo hành lang pháp lý minh bạch, nghiêm túc.
Trên đây là những đặc điểm của kinh doanh đa cấp; các dấu hiệu để nhận biết kinh doanh đa cấp biến tướng. Hy vọng các bạn đã có cho mình những kiến thức cơ bản để tránh “tiền mất, tật mang”.