Kinh doanh đa cấp cần những điều kiện gì?

Kinh doanh đa cấp đã không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đây là một lĩnh vực khá phát triển và có tiềm năng ở Việt Nam. Hiện nay, nhiều người đang muốn kinh doanh đa cấp mà không biết cần phải có điều kiện gì. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc cho bạn.

>> Xem thêm: Những tác động tiêu cực tiêu cực của kinh doanh đa cấp bất chính

1.Tìm hiểu về kinh doanh đa cấp

Đây là hình thức bán hàng mà hàng hóa được phân phối từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng; thông qua các nhà phân phối hoặc đại lý bán lẻ. Ở đây, người tiêu dùng có thể trực tiếp giới thiệu và phân phối sản phẩm đến người khác như bạn bè, người thân,…

Lúc này, người tiêu dùng vừa là người bán hàng, người tiêu dùng mà còn vừa là người quảng bá sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc thuê nhân công và tiền quảng cáo.

Mô hình kinh doanh đa cấp chân chính ở Việt nam
Mô hình kinh doanh đa cấp chân chính ở Việt nam

2. Cơ hội của kinh doanh đa cấp tại Việt Nam

Kinh doanh đa cấp không phải là nghề đang phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó chưa phải là mô hình kinh doanh phổ biến. Nhiều người dân khi nghe đến hai từ đa cấp đều sẽ nghĩ đó là lừa đảo. Bởi vì hiện nay, trên thị trường có nhiều mô hình đa cấp biến tướng, lừa đảo gây mất lòng tin của nhân dân như công ty Vinalink lừa đảo.

Theo nhiều chuyên gia, đa cấp ở Việt có nhiều cơ hội khi tham gia kinh doanh đó là:

  • Được pháp luật thừa nhận
  • Không mất chi phí đầu tư
  • Không cần mặt bằng
  • Không cần ôm hàng
  • Không mất chi phí quảng cáo
  • Không bị ép doanh số
  • Thoải mái và linh động thời gian

3. Điều kiện để tham gia kinh doanh đa cấp

Bài viết được tham khảo từ bài viết của Công ty Luật TNHH DTD & Cộng sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện sau khi kinh doanh bán hàng đa cấp:

3.1 Điều kiện về thành lập doanh nghiệp

Để hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, các tổ chức; cá nhân cần phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp có thể được tồn tại dưới các hình thức: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…

Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp phải được thành lập tại Việt Nam; theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Đặc biệt, chỉ có doanh nghiệp mới được đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp. Các tổ chức, cá nhân khác đều không được kinh doanh bán hàng đa cấp. Doanh nghiệp theo quy định này không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp; đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này phải có thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân; từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Thành lập doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh đa cấp phải tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật
Thành lập doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh đa cấp phải tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật

3.2 Điều kiện về vốn

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên. Bên cạnh đó phải thực hiện hoạt động ký quỹ tại một ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tiền ký quỹ là khoản tiền đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đối với người tham gia bán hàng đa cấp và Nhà nước; trong một số trường hợp được pháp luật quy định. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mở tài khoản ký quỹ và ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng.

Việc ký quỹ được xác nhận bằng văn bản của ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ.

Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên
Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên

3.3 Các điều kiện khác

Ngoài các điều kiện nêu trên, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp phải đảm bảo các điều kiện như sau:

  • Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; quy tắc hoạt động; kế hoạch trả thưởng; chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
  • Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp; trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
  • Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
  • Người tham gia bán hàng đa cấp phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Doanh nghiệp hàng đa cấp sẽ phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP và nộp tới Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương.

4. Làm thế nào để tạo môi trường đa cấp lành mạnh?

Muộn tự bảo vệ mình và phát triển ngành đa cấp lành mạnh; mỗi doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ và tích cực hơn. Đặc biệt, cần phải nâng cao, cải thiện chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Quản lý chặt chẽ, nghiêm khắc trước hoạt động của các nhà phân phối so cho đảm bảo pháp luật. Ngoài ra, cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường để có những thay đổi tích cực. Đặc biệt, Bộ Công thương cần có những phương án, kế hoạch để rà soát, phá tan triệt để những công ty đa cấp biến tướng; để giữ sự trong lành cho môi trường đa cấp Việt Nam.

Trên đây là những điều kiện để tham gia kinh doanh đa cấp. Trước khi tham gia vào lĩnh vực này, bạn cần nắm rõ các quy định của pháp luật cũng như tìm hiểu thật kỹ về lĩnh vực đa cấp này. Đây là một lĩnh vực rất tiềm năng, nếu bạn có đủ can đảm và quyết tâm thì sẽ thành công.

Tham gia bình luận: